"Mắt Sahara"
Mắt của sa mạc Sahara, hay còn được gọi Cấu trúc Richat là một dạng địa hình đặc biệt nằm ở nhánh Mauritania của sa mạc Sahara. Theo tính toán của các nhà khoa học, vòng tròn Richat đã có từ 500-600 triệu năm trước. Nó tập hợp các khối đá trải dài 48km, nằm tập trung thành hình dạng một nhãn cầu.
Các mỏ muối tạo ảo giác ở Nga
Khung cảnh kỳ ảo là mỏ muối chứa nhiều khoáng chất cacnalit (muối chính) - một khoáng sản quý hiếm đặc trưng với tông màu đỏ, vàng, hoặc xanh.
Sau nhiều năm khai khoáng mọi bề mặt, cacnalit bắt đầu phân lớp và kết hợp lại với nhau dọc theo bức tường - tạo ra hầm mỏ màu mè bắt mắt nhất ở Nga.
Sóng đóng băng ở Nam Cực
Những gì bạn đang nhìn thấy là sông băng bị tan chảy và sau đó đóng băng lại vô cùng nghệ thuật. Sự tan chảy và đóng băng lặp đi lặp lại tạo ra các bong bóng khí lang thang nổi trên các sông băng và tạo nên hình ảnh như “ngọn sóng” vẫn đang cuồn cuộn, đủ để đánh lừa tất cả mọi người.
Hang động cẩm thạch ở Chile
Hang Blue Marble thuộc hồ General Carrera nằm giữa hai nước Chile và Argentina. Hang động này được cấu tạo từ một khối đá cẩm thạch nguyên khối khổng lồ, ước tính nặng đến 5 tỷ tấn.
Nguồn nước của hồ General Carrera là từ các dòng sông băng tan chảy trên dãy núi Andes đổ xuống. Các dòng nước này chứa rất nhiều các hạt băng nhỏ vẫn còn lơ lửng trong nước. Các hạt này khúc xạ ánh sáng màu xanh lam trong ánh sáng Mặt trời, tạo hiệu ứng khiến nước ở nơi đây có một màu xanh rất đặc trưng.
Thác nước Izvorul Bigar ở Romania
Thác nước Izvorul Bigar ở Romania được coi là một trong những thác nước đẹp nhất trên thế giới. Người dân địa phương gọi nó là "phép lạ từ hẻm núi Minis" bởi không có một nguồn nước từ một con sông hay hồ nào dẫn đến thác cả, như thể thác nước là một con quái vật khổng lồ đang đổ mồ hôi.
Hòn đá hình quả táo bị chẻ đôi ở New Zealand
Người dân địa phương gọi hòn đá này là Toko Ngawha, nghĩa là "đá bị bung ra". Hòn đá là vật dị thường của tạo hóa mà chưa có lời giải thích thỏa đáng. Theo các chuyên gia, hiện tượng này là do sự vỡ vụn băng giá - một hiện tượng địa chất phổ biến ở những nơi lạnh.
Nước sẽ xâm nhập vào một vết nứt trong đá, khi nhiệt độ xuống đủ thấp, nước đông lại, hóa thành băng và mở rộng các vết nứt. Khi quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần qua hàng ngàn năm, cuối cùng nó tạo ra sự chia rẽ như tảng đá hình quả táo.
Ghềnh đá đĩa khổng lồ ở Ireland
Ghềnh đá đĩa khổng lồ ở Bắc Ireland là một khu vực núi đá có cấu trúc hình tổ ong, gồm 40.000 cột đá bazan khổng lồ, màu đen, có hình lục - bát giác nằm xen kẽ, xếp chồng lên nhau vuông vức.
Những cột đá bazan này cao khoảng 100m, hình thành từ khoảng 65 triệu năm trước, trong một vụ phun trào núi lửa. Những khối đá hình lục giác xếp chồng lên nhau như hình tổ ong tạo nên hiệu ứng thị giác tuyệt đẹp.
Bạn có thể xem thêm ghềnh đá đĩa Phú Yên của Việt Nam
tại đây.
(Nguồn tham khảo: Cracked/AmusingPlanet)